WASHINGTON—
Bahrain hôm nay đã theo chân đồng minh Ả Rập Xê-út cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, liên quan tới vụ những người biểu tình xông vào đại sứ quán của họ ở Teheran. Một thông báo của hãng tin nhà nước Bahrain, BNA, đòi các nhà ngoại giao Iran phải rời Bahrain trong vòng 48 giờ đồng hồ. Ả Rập Xê-út khi loan báo cắt quan hệ ngoại giao với Iran cũng ra hạn cho các nhà ngoại giao Iran 2 ngày để rời nước họ.
Lên tiếng tại một cuộc họp báo hôm nay, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iran Hossein Jaber Ansari cho hay Iran đang dàn xếp để hồi hương các nhân viên của họ từ Ả Rập Xê-út, nhưng cho tới nay, chưa có ai rời nước này. Ông Ansari cũng đả kích Ả Rập Xê-út về quyết định này, nói rằng các hành động của Ả Rập Xê-út đang làm tăng các căng thẳng trong khu vực.
Ngoài việc phá huỷ bàn ghế và phóng hoả đại sứ quán Ả Rập Xê-út ở Teheran, những người biểu tình còn xông vào lãnh sự quán Ả Rập Xê-út tại Mashhad. Họ giận dữ về vụ Ả Rập Xê-út hành quyết giáo sĩ Shia nhiều người biết tiếng là Sheikh Nimr al-Nimr.
Ít nhất 40 người biểu tình bị bắt giữ. Tổng Thống Iran Hassan Rouhani nói rằng các cuộc tấn công đó ‘hoàn toàn không thể được biện minh’, nhưng cùng lúc, ông cũng lên án vụ hành quyết giáo sĩ al-Nimr.
Tại một cuộc họp báo sáng ngày 4 tháng 1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Hossein Jaber Ansari cũng cho hay các nhà ngoại giao Iran chưa rời khỏi Ả Rập Xê-út và còn đang sắp xếp việc họ trở lại Iran.
Xế ngày 3 tháng 1, cùng với quyết định cắt đứt bang giao, Ngoại trưởng Ả Rập Xê-út Adel al-Jubeir đã thông báo các nhà ngoại giao phải rời khỏi nước trong vòng 48 tiếng đồng hồ.
Quyết định được đưa ra để đáp lại vụ người biểu tình xông vào đại sứ quán Ả Rập Xê-út bày tỏ sự phẫn nộ về vụ hành quyết giáo sĩ Shia nổi tiếng Sheikh Nimr al-Nimr.
Ông Jubeir nói Ả Rập Xê-út với đa số dân người Sunni sẽ không để cho Iran dưới sự thống trị của người Shia gây phương hại đến an ninh của mình, hay của khu vực.
Ông Jubeir nói: “Những vụ tấn công liên tiếp vào các phái bộ ngoại giao là một sự vi phạm trắng trợn tất cả các hiệp ước quốc tế. Chúng tôi muốn khẳng định rõ là không có không gian trong cộng đồng các quốc gia cho một nước dung thứ khủng bố, ủng hộ khủng bố và tham gia khủng bố.”
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir Abdollahian sau đó nói rằng quyết định của Ả Rập Xê-út không thể khiến người ta bỏ qua được “lỗi lầm to lớn” của nước này trong việc hành quyết giáo sĩ Nimr, một người nổi tiếng chỉ trích hoàng gia đang trị vì Ả Rập Xê-út. Vị giáo sĩ này bị kết án năm 2014 về tội phản loạn và các tội trạng khác, và năm 2011 đã từng là một người lãnh đạo chính trong các cuộc biểu tình của người Shia ở miền đông Ả Rập Xê-út.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Hossein Jaber Ansari cho hay các nhà ngoại giao Iran chưa rời khỏi Ả Rập Xê-út và còn đang sắp xếp việc họ trở lại Iran.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Hossein Jaber Ansari cho hay các nhà ngoại giao Iran chưa rời khỏi Ả Rập Xê-út và còn đang sắp xếp việc họ trở lại Iran.
46 người khác cũng đã bị hành quyết ở vương quốc này hôm 2 tháng 1, châm ngòi cho sự phẫn nộ quốc tế và những lời cảnh báo về ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hoàng gia Ả Rập Xê-út.
Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Washington “sẽ tiếp tục hối thúc các nhà lãnh đạo trong khắp khu vực hãy tiến hành các biện pháp kiên quyết để xoa dịu căng thẳng.” Thông cáo cũng nói chính quyền Obama tin rằng “tiếp xúc ngoại giao và đối thoại trực tiếp vẫn là cấp thiết cho việc giải quyết khủng hoảng.”
Iran dọa sẽ có sự trừng phạt của đấng linh thiêng
Trước đó trong ngày 3 tháng 1, lãnh tụ tối cao Iran nói Ả Rập Xê-út sẽ đối mặt với “sự trừng phạt của đấng linh thiêng” vì vụ hành quyết giáo sĩ Nimr. Đài truyền hình nhà nước Iran trích lời Ayatollah Ali Khamenei nói rằng: “Vụ gây đổ máu một cách bất công cho vị thánh tự vì đạo bị áp bức này chắc chắn sẽ cho thấy hậu quả và các nhà chính trị Ả Rập Xê-út sẽ gánh chịu sự trừng phạt của đấng linh thiêng.”
Ông cũng nói rằng giáo sĩ Nimr “không khích lệ mọi người có hành động vũ trang hay các âm mưu bí mật, mà điều duy nhất ông làm là nói lên lời chỉ trích công khai xuất phát từ nhiệt tình tôn giáo.”
Hôm 2 tháng 1, người Iran phẫn nộ đi biểu tình đã xông vào đại sứ quán Ả Rập Xê-út ở Mashhad, đập phá đồ đạc và nổi lửa đốt đại sứ quán trước khi bị cảnh sát tống xuất.
Có ít nhất 40 người biểu tình bị bắt. Tổng thống Iran Hassan Rouhani gọi những vụ tấn công vào các phái bộ ngoại giao là “hoàn toàn không thể biện minh được,” mặc dù ông lên án vụ Riyadh hành quyết vị giáo sĩ Shia 56 tuổi.
Đội Vệ binh Cách mạng Iran nói trong một thông cáo hôm 3 tháng 1 rằng cái chết của giáo sĩ Nimr sẽ dẫn tới sự “sụp đổ” của chế độ quân chủ Ả Rập Xê-út. Tổ chức này mô tả việc hành quyết giáo sĩ Nimr là một “hành động dã man thời trung cổ.”
Đại giáo sĩ Ayatollah Ali al-Sistani của Iraq gọi vụ hành quyết là “một sự bất công và hành vi bạo lực.”
Những lời lên án và cảnh báo lan rộng
Một giáo sĩ Shia hàng đầu ở Liban cũng cảnh báo về phản ứng đối với vụ hành quyết giáo sĩ Nimr. Sheikh Abdul-Amir Kabalan mô tả vụ hành quyết như “một tội ác ở mức đô nhân loại và sẽ gây những tiếng vang trong những ngày sắp tới.”
Các cuộc biểu tình cũng bùng ra ở Bahrain, nơi cảnh sát dùng hơi cay mắt để giải tán các đám đông. Các cuộc biểu tình cũng diễn ra ở Ấn Độ, cũng như ở đại sứ quán Ả Rập Xê-út tại London.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói ông “hết sức bất bình” đối với vụ hành quyết giáo sĩ Nimr và kêu gọi “bình tĩnh và tự chế trong phản ứng” trước vụ tàn sát.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói ông “hết sức bất bình” đối với vụ hành quyết giáo sĩ Nimr và kêu gọi “bình tĩnh và tự chế trong phản ứng” trước vụ tàn sát.Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói ông “hết sức bất bình” đối với vụ hành quyết giáo sĩ Nimr và kêu gọi “bình tĩnh và tự chế trong phản ứng” trước vụ tàn sát.
Washington cảnh báo rằng cái chết của giáo sĩ Nimr sẽ chỉ làm tăng thêm xung đột giữa các phe phái tôn giáo trong vùng.
Trong một thông cáo hôm 2 tháng 1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby nói: “Chúng tôi đặc biệt quan ngại rằng vụ hành quyết giáo sĩ Shia nổi tiếng, đồng thời là một nhà hoạt động chính trị Nimr al-Nimr có nguy cơ gây trầm trọng thêm cho những căng thẳng phe phái vào thời điểm mà các căng thẳng này cấp thiết cần phải giảm thiểu.”
Iran và Ả Rập Xê-út đã đua nhau giành quyền lãnh đạo trong thế giới Hồi giáo kể từ sau cuộc cách mạng năm 1979 ở Iran, đưa các giáo sĩ Shia theo chủ trương cứng rắn lên nắm quyền. Cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Iraq đã làm tăng thêm căng thẳng tôn giáo và sắc tộc qua sự kiện dẫn tới một chính phủ do người Shia lãnh đạo ở Baghdad và một sự chuyển đổi quan trọng về thế quân bình phe phái trong khu vực.
Sau khi các cuộc biểu tình Mùa xuân Ả Rập bùng ra vào năm 2011, Ả Rập Xê-út và Iran đã bước vào một cuộc chiến đánh thuê ác liệt ở Syria, nơi hai nước ủng hộ các phe đối nghịch nhau trong vụ xung đột. Hai địch thủ này còn ủng hộ các phe phái quân sự đối nghịch nhau ở Yemen, nơi một liên minh do Ả Rập Xê-út lãnh đạo đã oanh kích các mục tiêu Shia được Iran hậu thuẫn trong 9 tháng vừa qua.