Người nhập cư Syria vượt qua biên giới Hi Lạp ngày 8-9 – Ảnh: Reuters
“Các nước khác cần làm nhiều hơn” – phó giám đốc Nadim Houry của Tổ chức Giám sát nhân quyền hối thúc các nước Bắc Phi và Trung Đông như Kuwait, Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Ông Houry chỉ trích các nước giàu chỉ đứng nhìn cuộc khủng hoảng là “đáng xấu hổ”.
Lo ngại nguy cơ khủng bố
Các quan chức Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Qatar và UAE biện hộ họ đã chi hàng triệu USD cho Liên Hiệp Quốc để giúp đỡ người tị nạn, trong đó riêng UAE đóng góp hơn 530 triệu USD.
Các nước này sau đó “đá” lời kêu gọi sang các nước khác, cho rằng vùng Vịnh không phải là khu vực duy nhất không tiếp nhận người tị nạn.
Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, các nước có thu nhập cao như Nga, Nhật Bản, Singapore hay Hàn Quốc đều không đưa đề nghị hỗ trợ người tị nạn.
Giới phân tích nhìn nhận các nước vùng Vịnh lo ngại làn sóng nhập cư có thể gây mất cân bằng xã hội và nguy cơ bị tấn công khủng bố bởi những thành phần ủng hộ nhà lãnh đạo Bashar al-Assad của Syria nhằm trả thù việc các nước vùng Vịnh ủng hộ lực lượng chống ông Assad.
Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng vùng Vịnh như Saudi Arabia, Qatar có trách nhiệm giúp đỡ những người tị nạn của cuộc chiến mà các nước này có liên quan.
Châu Âu tiếp nhận 120.000 người tị nạn
Về vấn đề người nhập cư, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 9-9 đưa ra kế hoạch “toàn diện và nhanh chóng” để giải quyết cuộc khủng hoảng đang gây rối loạn khu vực này.
Theo BBC, đề xuất bao gồm việc phân chia hạn ngạch tiếp nhận bắt buộc đối với các nước Liên minh châu Âu đối với khoảng 120.000 người nhập cư, trong đó các nước gồm Ý, Hi Lạp, Hungary, Đức, Pháp và Tây Ban Nha sẽ tiếp nhận khoảng 60%.
“Người châu Âu chúng ta nên nhớ rằng châu Âu là một lục địa nơi hầu hết tất cả mọi người đều có lúc là người tị nạn” – chủ tịch EC Jean-Claude Juncker kêu gọi.
Đức ủng hộ kế hoạch này nhưng nhiều nước như CH Czech, Slovakia, Ba Lan, Romania phản đối việc tiếp nhận bắt buộc.
Trong khi đó, Thủ tướng Úc Tony Abbott hôm nay công bố nước này sẽ tiếp nhận thêm 12.000 người di cư từ Syria, đồng thời chi khoảng 31 triệu USD cho các tổ chức hỗ trợ người tị nạn nhằm góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}